11:41 - 09/12/2020

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho rằng việc bêu tên học sinh dưới cờ là không thể chấp nhận được. Nó sẽ khiến học sinh đó xấu hổ, chịu sự tổn thương rất mạnh mẽ, đặc biệt là trẻ em gái.

Việc em N.T.N.Y., học sinh lớp 10A4, trường THPT Vĩnh Xương (TX.Tân Châu, An Giang) tự tự bất thành vào ngày 3/12 đã gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây. Chia sẻ với phóng viên, em Y. cho biết em bị giáo viên bạo lực tinh thần dẫn đến bế tắc và tìm đến cái chết.

Thông tin từ Khoa Nội – Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) – nơi Y. đang điều trị cho hay, sau khi được nhập viện, Y. đã được các bác sĩ thăm khám, sử dụng kháng sinh và than hoạt tính để thải độc cho bệnh nhân. Đến hôm nay, tình hình sức khỏe của Y. đã ổn định nhưng tâm lý vẫn chưa bình thường. Y. sẽ sớm được xuất viện.

Chia sẻ với phóng viên, em Y. cho biết, em không muốn quay trở lại trường học bởi em quá ám ảnh khi bước vào đó.

Vụ nữ sinh tự tử ở An Giang: Không thể chấp nhận việc học sinh bị bêu tên dưới cờ, nhất là trẻ em gái - Ảnh 2.

Sự việc “nghi vấn nữ sinh N.T.N.Y, học sinh lớp 10 của Trường THPT Vĩnh Xương (TX.Tân Châu, An Giang) bị xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm, gây oan ức dẫn tới tự tử” đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Tuy nhiên, những thông tin về cách giáo viên chủ nhiệm, nhà trường phê bình kỷ luật em Y. đặc biệt thu hút sự chú ý của các giáo viên, luật sư, những chuyên gia tâm lý. Vụ việc xảy ra một lần nữa khiến cả xã hội phải nhìn nhận lại mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và học sinh để từ đó rút ra bài học ứng xử cho phù hợp.

Trao đổi với phóng viên Gia đình và Xã hội, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho biết, qua báo chí, bà có nắm được thông tin về vụ việc nữ sinh Y. tự tử. Theo luật sư Ngọc Nữ, nhẽ ra khi nữ sinh Y. mắc lỗi, chỉ có cô chủ nhiệm cùng lắm là hiệu trưởng, hiệu phó hoặc thầy giám thị là người biết và nhắc nhở chứ không được bêu tên em Y. dưới cờ có đông người. Bởi lẽ, Y. dưới 16 tuổi, dù có trưởng thành về hình thức thì vẫn là trẻ em. Việc bêu riếu một đứa trẻ sẽ khiến trẻ rất xấu hổ, ảnh hưởng đến việc học và tâm lý của bé bị tổn thương.Vụ nữ sinh tự tử ở An Giang: Không thể chấp nhận việc học sinh bị bêu tên dưới cờ, nhất là trẻ em gái - Ảnh 3.

Tuy nhiên, luật sư Ngọc Nữ thông tin thêm, vụ việc em Y. bị bêu tên dưới cờ không phải là lần đầu tiên xảy ra ở học đường. Trước đó, vào tháng 11/2019, trường THCS Ngô Quyền (quận Tân Bình, TP.HCM) thông báo hình thức kỷ luật N.H.M.Q. – nam sinh lớp 8/4 – bằng việc cảnh cáo trước toàn trường, đình chỉ học tập trong 4 buổi (từ ngày 6 đến ngày 9/11/2019; Q vẫn đến trường nhưng không được vào lớp mà ngồi ở phòng giám thị và có nhiệm vụ mượn tập của bạn để chép bài đầy đủ), hạ bậc hạnh kiểm xuống loại trung bình trong học kỳ 1 năm học 2019-2020. Nguyên nhân vì M.Q. đã lập một fanpage có tên “Anti BTS in VietNam”, sau đó đăng một loạt bài có nhiều lời lẽ, hình ảnh rất thô tục và bậy bạ, xúc phạm, lăng mạ nhóm nhạc Hàn Quốc BTS, cộng đồng fan của BTS (ARMY).

Sau vụ việc trên, thầy Nguyễn Ngọc Thụ – Phó hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền đã phải thừa nhận bản thân nóng vội và thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý khi đưa video quay cảnh nam sinh xin lỗi vì đã xúc phạm nhóm nhạc BTS lên mạng. Nếu được làm lại, ông sẽ không cho đăng clip nam sinh xin lỗi lên mạng xã hội.

“Học sinh dưới 16 tuổi thì việc giáo dục các em là chính, không thể coi các em như tội phạm. Cần phải giáo dục, răn đe các em là người tốt cho xã hội bởi dù các em có lớn về thể xác, lanh lợi, láo xược thì vẫn là trẻ em. Độ tuổi đó “ăn chưa no, lo chưa tới”, do vậy cần phải giáo dục, rèn luyện để các em có kỹ năng sống tốt hơn” – Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho hay.

Vụ nữ sinh tự tử ở An Giang: Không thể chấp nhận việc học sinh bị bêu tên dưới cờ, nhất là trẻ em gái - Ảnh 4.

Theo luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, nỗi đau của em Y. là nỗi đau tinh thần rất khó lành.

Theo luật sư Ngọc Nữ, việc quyết định bêu tên học sinh dưới cờ sẽ làm học sinh đó xấu hổ, nhất là con gái. Sự tổn thương đó rất mạnh mẽ bởi trẻ em gái sẽ xấu hổ nhiều hơn trẻ em trai. Đây là trường hợp cần phải bảo vệ về danh dự và nhân phẩm. Nếu em Y. phạm lỗi, nhẽ ra thay vì bêu tên dưới cờ, nhà trường có nhiều cách để giáo dục em như gọi riêng lên để nhắc nhở. Việc bêu riếu em ở trường lớp là điều tối kỵ bởi lẽ, mỗi ngày em đi học là sẽ xấu hổ với bạn bè.

“Nỗi đau của em Y. ở đây là nỗi đau tinh thần. Nỗi đau về tinh thần còn đau đớn, ghê gớm hơn thể xác. Bởi lẽ, nỗi đau thể xác sẽ nhanh lành, còn nỗi đau tinh thần rất khó lành. Hành vi bêu tên học sinh dưới cờ và ép học sinh học thêm là không thể chấp nhận được dưới bất kỳ ngôi trường nào” – luật sư Nữ chia sẻ thêm.

Nguồn

https://giadinh.net.vn/phap-luat/vu-nu-sinh-tu-tu-o-an-giang-khong-the-chap-nhan-viec-hoc-sinh-bi-beu-ten-duoi-co-nhat-la-tre-em-gai-20201208191324085.htm

Chuyên mục: Tin nổi bậtTin Tức

Tag:

Liên hệ trên Zalo